Thành phố Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, thuộc cao nguyên Vân Quý. Thành phố nằm ở độ cao 1.893m so với mặt nước biển. Nhiệt độ trung bình trong năm là 15 độ C, bốn mùa đều như mùa xuân nên Côn Minh còn có tên là “Xuân Thành” (tức thành phố Mùa Xuân). Thành phố Côn Minh có đến 26 dân tộc nên quanh năm tưng bừng lễ hội. Nổi tiếng nhất là Tết bó đuốc của dân tộc Di, lễ té nước của dân tộc Thái, chợ tháng 3 của dân tộc Bạch, Tết hoa nở của người Mèo... Côn Minh còn là vùng sản xuất thuốc lá nổi tiếng, thuốc lá nguyên liệu của Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ đây.
Ngày 18/9/2009 Tổng công ty Khánh Việt tổ chức chuyến đi tham quan vùng thuốc lá của Côn Minh. Có nhiều điều rút ra được từ chuyến đi này, ở đây chỉ nêu ra những điều ấn tượng nhất:
1. Quy hoạch vùng trồng:
Quy hoach vùng trồng khá tập trung, diện tich mỗi vùng hàng trăm ha bao gồm cả vùng thâm canh có đầy đủ cơ sở hạ tầng như đường giao thông, mương tưới, mương tiêu, điện, đồng ruộng được san ủi bằng phẳng…và chế độ chăm sóc, theo dõi cây trồng chặt chẽ; vùng bán thâm canh thường nằm rãi rác ở những nơi không có diện tích đất tập trung, đất gò cao, đất tận dụng…
Hình 1: Vùng ruộng chuyên canh được thiết kế chuẩn mực, đầy đủ hạ tầng
Hình 2: Tổng Giám đốc Khánh Việt trao đổi với chuyên gia Trung Quốc
Hình 3: Giám đốc CT thuốc lá nguyên liệu Khatoco tại ruộng thuốc lá thâm canh.
Song song với việc phát triển những cánh đồng thâm canh vẫn tồn tại những ruộng thuốc lá bán thâm canh và lò sấy của từng hộ gia đình.
Hình 4: Một khoảnh ruộng thuốc lá bán thâm canh của nông dân Trung Quốc.
2. Lò sấy:
Sự thay đổi rõ nhất ở đây là kiểu thiết kế lò sấy mới, không sử dụng ống lò và thoát ẩm cưỡng bức. Nguyên lý hoạt động, trang bị, thiết kế không phức tạp lắm, vấn đề là bảo đảm nguồn điện 100% khi đang sấy( phải có máy phát điện dự phòng ), mất điện lò sấy kiểu này tê liệt hoàn toàn. Ưu điểm nổi bật của lò sấy này là tiêu hao chất đốt ít ( Theo lời công nhân đốt lò tại đây chỉ mất khoảng 1kg than đá cho 1kg thuốc khô), chất lượng sấy tốt, ổn định và tiết kiệm công đốt lò.
Hình 5: Tổng quát cụm lò sấy kiểu mới.
Hình 6: Lò sấy không có ống dẫn nhiệt.
Hình 7: Buồng đốt nằm bên ngoài với chất đốt 100% là than đá.
Bên cạnh lò sấy kiểu mới, lò sấy kiểu củ vẫn phổ biến; những lò sấy kiểu cũ ở đây có kích thước 5x 6 m và đều sử dụng ống dẫn nhiệt bằng gạch úp ngói.
Hình 8: Lò sấy kiểu cũ được xây thành từng cụm
Hình 9: Ống dẫn nhiệt xây bằng gạch, úp ngói 6 đường với 2 ống đại hỏa.
Việc xử dụng ống dẫn nhiệt bằng gạch, ngói đã được áp dụng ở nhiều nơi tại Việt Nam nhưng chủ yếu cho lò sấy nhỏ có kích thước 2x2,5m, 3x4m, khi thử cho lò 5x6 m thì thiếu nhiệt. Có lẽ cần nghiên cứu thêm khâu thiết kế đường ống dẫn nhiệt và so sánh hiệu quả kinh tế của chi phí làm đường ống, tiêu hao chất đốt so với ống dẫn nhiệt làm bằng sắt.
3.Chất lượng thuốc sau sấy:
Về bình quân năng suất các vùng trồng thuốc lá của Côn Minh cao hơn Việt Nam, cảm quan thuốc cũng tốt hơn, ít sâu bệnh hơn. Việc thu hoach thuốc lá tươi, ghim xỏ… đưa vào lò cũng thủ công và tương tự thao tác các vùng Cao Bằng, Bắc Cạn của Việt Nam.
Hình 10: Thu hoạch, ghim xỏ thuốc lá tươi.
Hình 11: Thuốc lá sau sấy
Hình 12: Thuốc lá sau sấy đang được phân loại.
Nhìn chung trình độ sản xuất thâm canh cây thuốc lá, kỹ thuật sấy, lò sấy của bà con ta so với nông dân Trung Quốc sự sai khác không đáng kể ( bán thâm canh ), nhưng ở mức độ thâm canh cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Chúng ta chưa bằng, đặc biệt trong kỹ thuật sấy, lò sấy. Khoảng cách này không phải khó vượt qua nhất là khi đã xác định được hướng đi, vấn đề là sự đầu tư cho việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao vào thực tế sản xuất.
(Tin và ảnh: Nguyễn Ngọc Sơn Cty Nguyên liệu Thuốc lá Khatoco)